Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

bảng đánh giá năng lực nhân viên

Biểu mẫu đánh giá năng lực nhân viên là biểu mẫu quan trọng giúp nhà quản lý kiểm soát được hiệu suất làm việc, trình độ chuyên môn của nhân viên nhằm đưa ra quyết định khen thưởng, khiển trách phù hợp.
 - Năng lực nhân viên luôn là dấu hỏi lớn cho nhà quản lý khi nhắc tới các công cụ hay đơn vị dùng trong đánh giá. Trước khi bàn sâu hơn về các tiêu chí, các cách để nhìn nhận đánh giá, chúng ta cần thiết lập một biểu mẫu đúng chuẩn về cả trình bày lẫn nội dung sao cho phù hợp với văn hóa doanh nghiệp cũng như cụ thể từng vị trí.

Bài viết này sẽ gửi tới bạn 12 biểu mẫu đánh giá năng lực nhân viên sau:

- Biểu mẫu đánh giá hiệu suất đơn giản
- Biểu mẫu điểm danh nhân viên
- Biểu mẫu kế hoạch đào tạo nhân viên
- Biểu mẫu đánh giá quản lý thường niên
- Biểu mẫu đánh giá theo nhóm
- Biểu mẫu đánh giá hiệu suất thường niên
- Biểu mẫu kế hoạch phát triển nghề nghiệp
- Biểu mẫu đánh giá nhân viên giữa năm
- Biểu mẫu đánh giá hiệu suất trong thời gian đầu
- Biểu mẫu tự đánh giá của nhân viên
- Biểu mẫu gửi phản hồi lên cấp trên
- Biểu mẫu đánh giá đồng nghiệp ngang hàng

Cùng bắt đầu tìm hiểu chi tiết.

Biểu mẫu đánh giá năng lực nhân viên là gì?


Biểu mẫu đánh giá năng lực nhân viên là một tài liệu đánh giá thuộc phòng Nhân sự của mỗi công ty nhằm theo dõi, nhận xét từng cá nhân cụ thể trong từng phòng ban. Mẫu đánh giá này giúp lưu trữ dữ liệu về nhân viên bao gồm quá trình làm việc và phát triển, các hoạt động trong công ty,… liên quan tới hồ sơ ứng viên và giúp cho nhà quản lý nắm rõ hơn về nhân viên của mình.

Những lưu ý khi tạo biểu mẫu đánh giá năng lực nhân sự


Trong quá trình tạo ra và ứng dụng biểu mẫu đánh giá năng lực nhân sự, chuyên viên cần phải lưu ý một số điểm sau: tham khảo thêm :
những công việc lương cao

  • Khuyến khích đánh giá trực tiếp và thảo luận


Thường thì các chuyên viên có thể thu thập các báo cáo của các phòng ban bao gồm KPIs chung và KPIs từng cá nhân để đưa ra nhận xét, đánh giá. Tuy nhiên, việc gặp mặt trực tiếp và thảo luận trực tiếp với chính nhân viên được đánh giá sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Ví dụ, trong tháng 12 nhân viên A chỉ đạt 60% của KPI - thấp hơn nhiều so với dự kiến. Thay vì phê bình nhân viên này ngay, nhà quản lý nên ngồi lại với nhân viên và lắng nghe lý do vì sao không hoàn thành chỉ tiêu, liệu có phải hoàn toàn do lỗi của nhân viên đó hay có những thứ công ty có thể hỗ trợ giải quyết được.

  • Công khai biểu mẫu


Các biểu mẫu (nếu cần thiết) nên được dán ở các bảng tin, đăng tải trên mạng truyền thông nội bộ riêng của doanh nghiệp hay các công cụ khác để tất cả nhân viên cùng tham khảo và đưa ra ý kiến.

Khi cần thiết, nhân viên có thể dựa trên biểu mẫu đánh giá để tự hoạch ra chiến lược phát triển bản thân (thăng chức, tăng lương, thưởng nóng,...) hoặc ít nhất có thể hiểu rõ các tiêu chí đánh giá. Việc này giúp ích quá trình đánh giá  nhân viên trở nên minh bạch và tiện lợi hơn.

  • “Đánh giá 360 độ”


Đây là thuật ngữ dành cho việc đánh giá toàn diện. Lúc này, không đơn thuần chỉ phòng nhân sự đưa ra các đánh giá mà còn thu thập ý kiến của các đồng nghiệp ở phòng ban khác và cả của nhà quản lý. Việc này giúp cho việc đánh giá trở nên công bằng, chính xác và đa chiều hơn.

3 lưu ý trên chắc chắn sẽ khiến cho việc đánh giá năng lực công tâm và hiệu quả.

Mẫu đánh giá năng lực nhân viên cho doanh nghiệp 2018


Sau khi đã hiểu rõ hơn về việc đánh giá năng lực nhân viên, đã đến lúc bạn sử dụng các biểu mẫu để hỗ trợ việc đánh giá nhanh chóng, chính xác và đầy đủ hơn.

Hãy bắt đầu bằng các biểu mẫu được thiết kế dưới dạng Excel rồi đến các file Word. Bạn có thể download các biểu mẫu này qua đường link và tuỳ ý sử dụng chúng trong doanh nghiệp.

1. Biểu mẫu đánh giá hiệu suất đơn giản


Biểu mẫu này chỉ cung cấp những thông tin cơ bản: danh sách các kỹ năng, phẩm chất của nhân viên, hệ thống xếp hạng từ kém đến xuất sắc cùng các ghi chú hoặc ý kiến bổ sung.

Đây không phải là bản đánh giá chuyên sâu, định tính nhưng nó cung cấp một cái nhìn tổng quát về hiệu suất làm việc của nhân viên và có thể định hướng cuộc trò chuyện giữa quản lý và nhân viên.

2. Biểu mẫu điểm danh nhân viên


Doanh nghiệp có thể giám sát việc chấm công của nhân viên với biểu mẫu đơn giản này.

Theo dõi tình trạng đi làm đều đặn của nhân viên, thời gian nghỉ phép, nghỉ ốm,... có thể hỗ trợ quá trình đánh giá hiệu suất của nhà quản lý. Nó cũng là một công cụ nhân sự hữu ích để phục vụ việc tính lương và thưởng cho nhân viên. 

3. Biểu mẫu kế hoạch đào tạo nhân viên


Biểu mẫu này được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình onboarding nhân viên mới. Biểu mẫu có một lịch trình và mục tiêu đào tạo rõ ràng giúp việc đào tạo diễn ra suôn sẻ, đồng thời còn cung cấp tài liệu tham khảo cho cả nhân viên mới và người quản lý.

Sau khi hoàn thành thời gian onboarding, biểu mẫu có thể được sử dụng làm công cụ đánh giá tiến độ và cơ sở của kế hoạch phát triển. Các phản hồi của nhà quản lý trong mỗi giai đoạn đào tạo sẽ có ích cho việc đánh giá hiệu suất nhân viên.

Mẫu kế hoạch đào tạo cũng có thể được sử dụng cho các nhân viên chuyển sang vị trí công việc mới.

4. Biểu mẫu đánh giá quản lý thường niên


Biểu mẫu đánh giá hàng năm này tập trung vào đánh giá năng lực quản lý. Nó yêu cầu liệt kê các năng lực cần thiết để đánh giá hiệu suất công việc, sau đó sử dụng hệ thống xếp hạng và phần bình luận để cung cấp phản hồi toàn diện.

Mẫu này cũng cung cấp một bản tóm tắt các xếp hạng năng lực để có cái nhìn tổng quan về hiệu suất của người quản lý.

5. Biểu mẫu đánh giá theo nhóm


Trong trường hợp cần đánh giá một phòng ban hoặc bộ phận, biểu mẫu này cho phép bạn xếp hạng các cá nhân cho nhiều năng lực khác nhau, sau đó tính tổng xếp hạng cho nhóm.

Đây là một hình thức đánh giá đơn giản có thể làm nổi bật lên điểm mạnh và điểm yếu của một nhóm nhân sự cụ thể.

6. Biểu mẫu đánh giá hiệu suất thường niên


Mẫu đánh giá hiệu suất hàng năm này được chia thành 4 phần: trách nhiệm hiện tại, đánh giá hiệu suất, kế hoạch phát triển nghề nghiệp và góp ý của nhân viên. Biểu mẫu hiệu quả trong việc tường thuật lại hiệu suất của nhân viên, bao gồm các thành tích đặc biệt cũng như các lĩnh vực còn yếu kém.

Biểu mẫu khuyến khích sự giao tiếp cởi mở giữa nhân viên và người quản lý để có được nhận xét và phản hồi chi tiết.

7. Biểu mẫu kế hoạch phát triển nghề nghiệp


Mẫu này bao gồm các mục để liệt kê tất cả các chương trình đào tạo hoặc giáo dục nâng cao cần thiết, từng mục tiêu hướng tới phát triển nghề nghiệp, các bước hành động, công cụ hỗ trợ và timeline chi tiết. Các mục tiêu được phân tách thành ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để giải quyết các nhu cầu hiện tại cũng như sự phát triển trong tương lai.

Dành thời gian để tạo ra một kế hoạch phát triển nghề nghiệp có thể giúp giữ chân nhân viên trong công ty và đảm bảo rằng mục tiêu kinh doanh trong tương lai có thể đạt được.

8. Biểu mẫu đánh giá nhân viên giữa năm


Đánh giá nhân viên vào thời điểm giữa năm hỗ trợ việc đánh giá hàng năm bằng cách theo dõi tiến độ và cung cấp điểm tham chiếu cho tương lai.

Biểu mẫu đánh giá nhân viên giữa năm có một bố cục đơn giản và thang đánh giá hiệu suất. Cả người đánh giá và nhân viên đều có quyền để lại góp ý.

9. Biểu mẫu đánh giá hiệu suất trong thời gian đầu


Mẫu đánh giá hiệu suất này cung cấp thang đánh giá đơn giản cho nhân viên mới với các phản hồi mở, đồng thời liệt kê mục tiêu và xác định nhu cầu đào tạo.

Nó được thiết kế để sử dụng trong khoảng thời gian 90 ngày (tức 3 tháng) kể từ sau khi nhận việc. Tiến hành đánh giá hiệu suất tại thời điểm này có độ chính xác cao nhất, từ đó xây dựng được kế hoạch hành động rõ ràng nhất.

10. Biểu mẫu tự đánh giá của nhân viên


Tự đánh giá thực sự là một công cụ có ý nghĩa chứ không chỉ là hình thức. Đó là cơ hội để nhân viên đánh giá hiệu suất làm việc của bản thân một cách trung thực và biết được người quản lý có cùng cái nhìn đó hay không. Đó cũng là cơ hội để nhân viên công khai các thành tích, sở trường và kỳ vọng vào tương lai của họ.

11. Biểu mẫu gửi phản hồi lên cấp trên


Việc cho phép nhân viên gửi phản hồi lên cấp trên có thể thúc đẩy sự hài lòng trong công việc của họ và khả năng lãnh đạo của các cấp quản lý. Biểu mẫu không phức tạp và được thiết kế để phản hồi chủ yếu về các điểm mạnh, thành tựu và các lĩnh vực cần cải thiện.

12. Biểu mẫu đánh giá đồng nghiệp ngang hàng


Biểu mẫu đánh giá ngang hàng này dành cho các tổ chức sử dụng phản hồi 360 độ trong đánh giá của họ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chị cần tuyển

Chị cần tuyển #10NAM, #4NỮ CÔNG NHÂN IN BAO BÌ Ở VĨNH PHÚ 38, THUẬN AN #BÌNHDƯƠNG Time:7-17h. Làm việc từ thứ 2 đến sáng thứ 7 Lương 5-6...